Thị trường việc làm Philippines thực sự là rất béo bở, các vị trí lương đều cao, chế độ tốt, tuyển dụng ở đây nhắm đến đối tượng là khối dân văn phòng chứ không phải lao động phổ thông. Tuy nhiên vì là thị trường béo bở nên không ít người thừa nước đục thả câu, và cũng có những ứng viên vô tình trở thành con mồi của họ. Phần này mình xin để cập tới những loại hình môi giới tại thị trường Philippines

1. Các loại hình trung gian trong tuyển dụng thị trường việc làm Philippines

Bằng những kinh nghiệm làm headhunt, trong môi trường outsource và HR internal (HR nội bộ) thì mình cũng sẽ phân tích dự trên vài khía cạnh tuyển người trung gian nhá 😀

a, Trung gian là công ty Outsource

Dạng này là khi 1 công ty có khối lương nhân lực lớn muốn giảm tại trong bộ máy nhân sự mà không mất đi nhân lực. Họ sẽ thuê một bên trung gian – dạng công ty Outsource. Công ty này có nhiệm vụ sẽ quản lý người nhận sự được tuyển vào từ khâu: Tuyển dụng, chấm công, tính lương, đào tạo, phúc lợi, chế độ,…cho đến khi nghỉ việc. Một công ty Outsource có thể là công ty cung cấp về dịch vụ CSKH, cung cấp về dịch vụ XNK,…

Vì thế nên ở bài viết trước đề cấp về tips chọn HR uy tín có mục hỏi nhà cái, tuy nhiên đối với các công ty outsource CSKH hay XNK nhân viên họ không biết được tên nhà cái họ làm cũng làm điều đương nhiên nè!

b, Trung gian là công ty headhunt

Dạng này khi công ty cần tuyển số lượng nhỏ thui, nhưng khó tuyển, bộ phận nhân sự không tuyển đảm đương được. Vì thế thuê một bên headhunt (săn đầu người) để tuyển dụng, công ty này chỉ tiếp nhận thông tin tuyển dụng, đăng tuyển. Bên Headhunt ngoài việc lấy được thông tin của ứng viên, còn phải sơ tuyển xem có đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng chưa. Sau đó mới tiến hành sắp xếp với bên công ty tuyển dụng.

Các chế độ bảo hành ứng viên của headhunt ví dụ như:

  • Người nhận việc nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ tuyển mới lại mà không có hoa hồng
  • Trả lại tiền hoa hồng trong trường hợp nhân viên nghỉ việc và không tuyển mới được…

Với hình thức headhunt này theo mình tìm hiểu thì tại thị trường Philippines có JK Network, Global Job và ở Việt Nam có Vinawork (AZ Staff), REFJOB….

c, Khi trung gian là môi giới

Môi giới là Hành vi làm trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao. Trong thị trường việc làm Philippines, môi giới được hiểu là hoạt động tìm kiếm những người có nhu cầu đi Philippines làm việc, tiến hành một số đàm phán ban đầu với cả hai bên như: phí môi giới bên NLĐ chịu, hoa hồng môi giới (phía công ty chịu), tiền đền (trường hợp nhân viên nghỉ việc). Môi giới sẽ được tồn tại dưới các hình thức như sau:

i, Khi môi giới là những người thân, bạn bè, người quen

Nếu người thân của bạn đã từng làm tại Philippines, thậm chí là đã làm tại công ty đó luôn, thì có thể tạo độ tin tưởng của bạn khi apply đúng không nào?

Tuy nhiên tại công ty mình trước đây cũng có 3 trường hợp bị người thân giới thiệu vào công ty và phải trả tiều giới thiệu, người thấp nhất là 10 triệu, và người cao nhất là 50 triệu. Thực sự HR không thể kiểm soát được, cho nên sau khi phát hiện ra các vụ việc này những HR chúng mình thường hỏi các bạn có người thân ở Philippines không, và chắc chắn về việc đi làm không tốn chi phí gì nè!

Đối với công ty mình, là nhân viên chính thức của công ty giới thiệu bạn bè, người thân nhận việc và khi chuyển chính sẽ được hưởng tiền giới thiệu của công ty, ngoài ra không hợp tác với môi giới.

ii, Khi môi giới là HR

HR ngoài tuyển dụng trực tiếp cho công ty thì để tận dụng nguồn data ứng viên, và khả năng tuyển dụng của mình để giới thiệu cho các công ty khác để nhận thêm tiền hoa hồng từ bên ngoài.

ii, Môi giới là công ty môi giới

Công ty có hợp đồng cung ứng lao động với công ty tiếp nhận lao động. Hoặc công ty nhận tuyển dụng cho các HR trực tiếp của công ty và nhận hoa hồng từ HR. Để đảm bảo đầu ra cho ứng viên, mỗi một thị trường lao động công ty môi giới ra móc nối với nhiều công ty tiếp nhận lao động hoặc HR khác nhau.

Tuy nhiên với sự nhạy cảm của ngành nghề nay ở Philippines mình chắc rằng các công ty công ty/trung tâm môi giới sẽ không đăng kí giấy phép tuyển lao động ngành nghề này sang Philippines, cũng như không có hợp đồng cung ứng gì cả. Tất cả chỉ là sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa bên cung ứng và bên tiếp nhận nè!

iv, Môi giới là công ty đào tạo nghiệp vụ

Do nhu cầu của lao động việc làm ở Philippines đó là những người có chuyên môn: Marketing, SEO, tiếng Trung XNK (tài chính – ngân hàng – gambling), tiếng Trung CSKH (thuật ngữ chuyên môn về Gambling – nhà cái)….Cho nên một số trung tâm đào đào/môi giới chuyển hướng và kết hợp 2 trong 1 thành những công ty đào tạo người để đem sang Philippines làm việc.

Chi phí các công ty này thu bao gồm tiền phí đào tạo + tiền môi giới (nếu có), mặt khác còn được hưởng hoa hồng từ công ty.

v, Môi giới là “mình thích thì mình giới thiệu thôi”

Dạng này có chủ đích môi giới ngày từ đầu, đang sống ở Philippines hoặc có người thân đang làm ở Philippines và đã liên hệ được với các công ty cần người. Thường hay tiếp cận với các đối tượng đang cần tìm việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau:

  • Ví dụ: Hù dọa thị trường Philippines đáng sợ lắm, mình đang làm công ty ABC rất tốt inbox mình tư vấn (trong khi người đó đang tìm việc nhảy công ty????)
  • Mình ở Philippines kinh doanh mua bán, thấy công ty này nhiều nhân viên làm tốt, nên mình giới thiệu tới mọi người…
  • Và các cụ tỷ thể loại khác

Như vậy có thể thấy trung gian hay môi giới cũng muôn hình vạn trạng, vậy thì cùng tìm hiểu xem để đảm bảo được lợi ích lẫn nhau thì các bên nên thực hiện những điều gì nhá!

II, Một số chính sách để đảm bảo lợi ích người lao động

1. Phía trung gian/môi giới rõ ràng với ứng viên

  • Phí môi giới dựa trên các tiêu chí sau:
    • Phí môi giới do bên tiếp nhận lao động hay người lao động thanh toán
    • Trong một số khoảng thời gian giới hạn khi người lao động nghỉ việc thì có phải chịu tiền bồi thường – trong đó kèm phí môi giới do bên tiếp nhận lao động chi trả hay không
    • Trong trường hợp ứng viên chi trả phí thì nếu trong các trường hợp bất khả kháng như: công ty phá sản, thiên tai,….mà ứng viên chưa hết hạn hợp đồng thì có được trả lại một phần tiền môi giới không?
    • Các chi phí đền bù trong khoảng thời gian quy định trong hợp đồng

2. Phía công ty rõ ràng với bên môi giới/trung gian như sau

  • Các công ty cá cược online hợp tác với môi giới thường thông qua HR, nhân viên trong công ty – thỏa thuận bằng miệng là chủ yếu, hợp đồng giữa hai bên và bộ Lao động – TBXH chưa cấp phép cho hoạt động đưa người sang Philippines làm ngành nghề này. Cho nên để đảm bảo lợi ích cho ứng viên của mình, phía môi giới nên nhận thông tin trước khi tung job cho ứng viên
  • Phía công ty cũng không nên vì sớm tuyển được người mà đưa những thông tin, chế độ sai lệch

3. Phía ứng viên thành thật với bên trung gian – môi giới

Mình biết có nhiều bạn chỉ vì muốn sang Philippines làm việc mà bất chấp, ví dụ:

  • Gian dối về trình độ ngoại ngữ, bằng cấp, kinh nghiệm. Đối với các job yêu cầu tiếng Trung các bạn hãy nhớ rằng có tiếng Trung thì mới có thể làm việc tốt được. Có một số trường hợp mình đã từng gặp đó là nhờ PV hộ và đánh máy hộ (hoặc người môi giới sắp xếp cho các bạn, nhưng các phải phải đồng thuận thì người ta mới lại đúng không nè!). Sau đó khi vào làm việc chính thức tại công ty mới gặp những khó khăn – thậm chí có các trường hợp bị đuổi việc
  • Hay có trường hợp không có bằng cấp 3 (một số công ty yêu cầu tối thiểu bằng cấp 3 – nên hiểu rằng tư duy của những người học nhiều sẽ tốt hơn) chứ không nhất nhất là phải có cái bằng. Trường hợp này mình gặp rồi, mình là HR mà các bạn còn nhắn mình: “Ôi chị ơi, cái bằng 3 triệu mua dễ mà” nên mình trả lời là “VẬY THÌ EM VÀO LÀM MUA CHỈ TIÊU ẢO CŨNG DỄ – NHƯNG NHƯ VẬY CHỊ KHÔNG NHẬN”

Sau những phân tích trên thì có thể thấy, để tìm được một công việc phù hợp bạn cũng phải chọn được người đưa bạn sang cho phù hợp. Liệu sang tới Philippines, bạn có phải bơ vơ những ngày đầu không ai hỗ trợ, liệu có người giúp đỡ bạn trong quá trình bạn sống tại Philippines không. vân vân và mây mây….phụ thuộc ở vào bạn, người đưa bạn sang và công ty tuyển bạn nè!

Các trường hợp môi giới lừa đảo – Mời xem bài viết sau – nhớ follow blog của mình để cập nhật bài viết mới

 

Write A Comment