Việc làm Philippines – Job Sales đã không còn gì xa lạ với các bạn theo blog của mình, vậy có ai kể cho các bạn nghe về những áp lực của công việc này hay chưa? Bài viết dưới đây mình chỉ chia sẻ những áp lực chung của Sales (mình tham khảo được từ các anh chị em chung công ty và công ty khác), Series này chưa đề cập đến chuyện giải tỏa mà còn bỏ ngỏ để cho người đọc trải nghiệm áp lực trước 😀 Những Series tiếp theo chúng ta sẽ bàn về câu chuyện giải tỏa áp lực nhé ! ! !

1. Áp lực doanh số

Áp lực doanh số là một trong những áp lực lớn nhất nghề Sales (việc làm Philippines hay bất cứ ở đâu cũng vậy) phải chịu đựng. Nhất là đối với những công ty mức lương cứng thấp, chỉ tiêu cao và bị trừ lương nếu không đạt được KPI. Chính vì vậy, các công ty thường đưa ra mức doanh số cụ thể phù hợp với mức lương họ phải trả. Nỗi lo về lương – thưởng và bảng xếp hạng thành tích khiến Sale cảm thấy căng thẳng

Ví dụ đến giữa tháng rồi mà vẫn chưa đạt được nửa phần doanh số, hay nhìn các bạn đồng nghiệp xung quanh nổ khách tưng bừng mà mình vẫn chưa có mống nào… Và tất cả những điều trên đẩy Sales vào suy nghĩ thụ động “làm sao để chạy kịp doanh số?”.

Khi đã rơi vào suy nghĩ tiêu cực đó thì họ lại quẩn quanh và rồi nghĩ ra nhưng viễn cảnh tiêu cực khác luôn: bị đuổi, bị đền, bị trừ lương, bị phạt… (để tạo động lực cho anh em trong công ty thì sếp tổng nhà mình cho phép nhận nguyên lương dù thiếu chỉ tiêu, nhưng 2 tháng liên tiếp không có tiến bộ và thái độ làm việc không tốt có thể cho thôi việc) và thay vì tìm ra những cách làm mới, thì trang tình trạng đó họ không đủ minh mẫn và vẫn làm theo cái lối cũ rích không tạo ra giá trị. Có những người vì quá áp lực mà sinh ra việc giả khách, chống chế…

Vì vậy áp lực đè lên áp lực, người kiểm soát được áp lực doanh số là người:

  1.  Đầu tư một chiến lược lâu dài và toàn diện, đầu tư như thế nào với một người mới thì bạn có thể tham khảo bài viết trước của mình tại đây
  2. Ngoài giờ làm việc thì buông xả chuyện làm, một ngày có 8 tiếng, cho phép chuyện làm quanh quẩn trong đầu 8 – 10 tiếng thôi. Dành thời gian cho các mối quan hệ khác, những việc khác và tập trung vào đó để tạm thời bỏ qua áp lực công việc.
  3. Biến áp lực thành động lực để học hỏi cách làm mới.

2. Áp lực từ việc xung đột lợi ích khách hàng và công ty

Sales ngành Gambling mà một ngành nghề nhạy cảm. Và đối với bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy, luôn có 2 đối tượng: Nhà cung cấp và khách hàng. Khách hàng mong muốn lợi ích thì nhà cung cấp (ở đây là nhà cái) cũng vậy. Mình đã nhờ Sale tạo một cuộc khảo sát trên các hội nhóm cá cược. Kết quả chiếm phần lớn đó là khách hàng tìm đến cá cược để kiếm tiền.

Khảo sát tại sao khách hàng lại tìm đến cá cược online

Cá cược là trò may rủi, 50:50. Nhà cái cũng muốn thu lợi nhuận, khách hàng cũng muốn lợi nhuận. Vậy thì chúng ta có sự xung đột lợi ích ở đây và Sale chính là người gánh chịu áp lực từ 2 phía đó. Khách âm nhiều Sale bị khách réo gọi. Khách dương nhiều Sale bị công ty réo tên 😀 còn lợi nhuận của Sale thì có thể đến từ 2 phía. Khách không thể biết rằng nếu kéo khách chơi mà người hô cho sai kèo thì họ cũng run tay, căng não.

Chính vì thế nếu đã dấn thân vào nghề này bạn nên xác định mục tiêu của bạn trước. Tuy nhiên, công ty trả cho bạn một mức lương cứng từ 28 triệu – 34 triệu thì trước tiên hãy nghĩ rằng tạo giá giá trị phù hợp với mức lương cứng mà công ty trả, cho nhẹ lòng 😀

Mình cũng khảo sát đối tượng khách hàng mà Sale nhà mình thường bắt gặp thì 90% là khách hàng đã từng chơi, cho nên người đã có máu cờ bạc. Không chơi ở nhà cái này họ cũng chơi ở nhà khác. Làm sao khi chơi cùng với bạn họ cảm thấy ít nhất nhận lại điều gì đó: Tin cậy, giải trí, đồng cảm, mình bạch, sự tiện lợi,….và tiền nữa, 😀

3. Áp lực mối quan hệ công việc

a. Mối quan hệ nhân viên – sếp

Mỗi người có một phong cách làm việc khác nhau và phù hợp với phong cách quản lý khác nhau. Nếu như bạn làm Sale/Marketing cần sự năng động thoải mái, nhưng sếp bạn thường thông qua những lời đe doạ ẩn ý, gợi ý khéo léo, mệnh lệnh ngầm hiểu hay bằng thông báo chính thức (ví dụ như ai không tuân theo sẽ sớm bị thôi việc) thì đây cũng là một biểu hiện của cách quản lý tiêu cực, hoặc tất cả mọi vấn đề dù bé nhất cũng đặt ra: phạt, luật lệ, quy trình một cách rập khuôn làm nhân viên gia tăng áp lực. Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với cách quản lý của sếp, tại công ty chúng mình thường tổ chức họp để giải quyết, nếu không hòa giải được có thể chuyển nhóm.

Cũng đừng tưởng rằng người quản lý bạn không áp lực nè, một người lên chức quản lý trong ngành này họ cũng đã từng trải ra những ngày tháng làm nhân viên, bây giờ họ cũng đang tiếp tục làm và gánh vác thêm nhiệm vụ quản lý đưa đội nhóm phát triển. Nên khi một cá nhân trong tập thể trì trệ họ cũng có những áp lực riêng (phần nay sẽ có bài viết sau)

b. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau

Thường xuất phát từ cách nguyên nhân như sau:

  • Tị nạnh nhau người nổ khách nhiều người nổ khách ít.
    • Người khách nhiều nạnh khách ít rằng “Ở đây mọi người cùng chung một công việc, mức lương và xuất phát điểm, tại sao những người cố gắng cày bạt mạng lại phải nuôi những người lười chảy thây”.
    • Người khách ít thì bị áp lực so sánh từ trên đè xuống sinh ra khó chịu.
  • Cách làm việc, ý tưởng, ý kiến không phù hợp với nhau. Nếu chuyện này được giải tỏa theo cách tiếp thu ý kiến lẫn nhau thì không nói làm gì. Nhưng tùy từng tính cách sẽ có người lập phe phái, tạo ra nhưng luồng dư luận không minh bạch gây áp lực lẫn nhau.
  • Từ những người khác team nảy sinh các vấn đề như tranh giành khách…

4. Áp lực môi trường sống tập thể

Làm việc ở Philippines ngành Gambling, thường làm việc theo đội, nhóm. Về KTX để tiện hòa nhập Hành chính cũng ưu tiên xếp những người chung đội – nhóm để hỗ trợ nhau trong công việc. Chỉ khi ngủ mới không nhìn thấy nhau nên thời gian chạm mặt nhau đã hơn 15 tiếng rồi, (nếu mơ thấy nhau nữa thì coi như bám nhau 24h). Mà mỗi người một tính cách: hợp tính nhau, hay biết điều chỉnh để hòa hợp với nhau đã đành. Nếu không biết điều chỉnh và hóa giải thì “nó làm cái gì mình cũng thấy ghét” đến một lúc phải nhờ can thiệp chuyển phòng, chuyển team, hay chuyển bé xé ra to đánh nhau…

Từ những xích mích không hay như vậy nảy sinh một điều hiển nhiên đó là những “dư luận xã hội” không đáng có về một cá nhân nào đó. Và điều đó lại gia tăng thêm áp lực cho các cá nhân trong cuộc.

5. Áp lực từ môi trường làm việc

Khi trả lời PV việc làm Philippines ngoài vấn đề lương cao thì ứng viên còn mong muốn một môi trường làm việc năng động nữa. Theo ý mình hiểu môi trường năng động mà các bạn cần đó là:

  • Thiết kế không gian làm việc tạo cảm hứng: thiết kế, bầu không khí tươi sáng, âm nhạc tạo cảm hứng
  • Người quản lý theo kiểu truyền động lực, cảm hứng thay vì áp lực
  • Tăng cường các mối quan hệ bề chặt trong nhóm với nhau

Mình cũng đã trải qua 4 công ty lớn nhỏ ở Việt Nam, và theo cá nhân mình thì môi trường ở VN hay Philippines cũng hoàn toàn giống nhau. Có con người độc hại ắt hẳn sẽ sinh ra môi trường độc hại. Ví dụ để thắt chặt mối quan hệ đồng đội chúng mình đã quen với thói quen sinh hoạt đó là sau bữa tối, mỗi team sẽ lên hát chung với nhau một bài; để tạo bầu không khí thì phát nhạc trên loa chung; để nâng cao hiệu quả làm việc thì vào những ngày có các trận bóng sẽ phát chung trên các màn hình TV của đội nhóm….Nhưng như mình đã nói, trong tập thể sẽ có người này nhưng kia, nếu bạn không thích, và không thể tập trung làm việc với những điều đó, hoặc điều đó gây cản trở cho bạn, mà bạn lại không biết cách góp ý, thì có thể rơi vào căng thẳng 😀

6. Áp lực từ chế độ, phúc lợi của công ty

Khi bạn sang làm việc thì phía công ty đã có offer cho bạn về chế độ làm việc cũng như những phúc lợi mà bạn sẽ được nhận. Tuy nhiên sẽ có các trường hợp thường gặp như sau:

  • Sang làm thì phúc lợi khác với những gì được mô tả: Ví dụ phúc lợi lương thực nhận là 1000 USD, nhưng khi qua làm được 7/10 chỉ tiêu thì chỉ được nhận 700 USD thôi
  • Công ty chậm trễ trong việc trả lương
  • Đặc biệt ở Philippines việc làm visa 9G thường phải đợi rất lâu, nên nếu gặp công ty đáng ra 3 tháng về phép một lần lại kẹt 9G, kẹt dịch cả năm chưa đựa về có thể sinh ra sự bức bối, khó chịu, xa quê nhớ nhà mà căng thẳng.

À, phần này cũng nên nhét cái này vào mới hay nè, khi một cá nhân bức bối bởi một cái rất tượng hình gọi là “phúc lợi” của công ty sẽ tụ 5 tụ 7 ngồi buôn cho hả hê về việc chế độ công ty kỳ cục 😀 Buôn xong cảm thấy căng thẳng được giải tỏa không? Câu trả lời là CÓ vì bình thường bạn sẽ chọn đối tượng chịu nghe chịu hùa với bạn để buôn :D. Đó là một cách giải tỏa tạm thời thôi. Nếu việc này cứ tái diễn đi đi lại lại nhiều lần, bạn cũng nản mà muốn rời bỏ công việc, lúc đó có thể đám bạn của bạn cũng muốn đi theo 🙁

Trên đây là những áp lực trong công việc mà người Sale Gambling thường gặp, cũng có thể là các người Sale ngành khác cũng đã gặp. Sau khi phân tích thì có thể thấy rằng người thường có suy nghĩ tiêu cực cộng với sự thụ động thường là những người dễ bị áp lực nhất. Nếu không thay đổi cách làm, suy nghĩ thì chỉ với một tác động nhỏ thôi cũng đủ kéo theo cho họ nhiều áp lực khác.

Đánh đổi một mức lương từ 1000 USD có thể lên tới 3000 USD như vậy theo bạn có nên thử không? Hãy để lại comment và kết nối với mình thông qua các mạng xã hội nhé!

Nếu đọc bài viết này xong vẫn muốn APPLY việc làm Philippines (Job Sale) và được mình chia sẻ thêm đừng ngại gửi CV về mail: [email protected] nhé!

Write A Comment